Với 2 ha nuôi tôm theo công nghệ Biofloc, thu nhập hằng tỷ đồng mỗi năm, anh Trần Thanh Dương được biết đến là người nuôi tôm chịu khó, năng động, mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển nghề nghiệp hiệu quả, bền vững.
Ảnh: Anh Trần Thanh Dương, người nuôi tôm xã An Thạnh 3, huyện Cù lao Dung, tỉnh Sóc trăng
Trao đỗi với chúng tôi, anh cho biết: “Những năm trước đây do tôm nuôi bị dịch bệnh liên tiếp, môi trường xuống cấp, nghề nuôi tôm càng ngày càng khó, gia đình tôi đã mất không biết bao nhiêu tiền của vì nghề này. Nhiều lúc, chúng tôi đã muốn phá hồ tôm để trở lại với nghề trồng mía. Thế nhưng, vì cái nghiệp nuôi tôm đã đeo đuổi ăn sâu vào con người nên tôi luôn trăn trở tìm mọi cách để ổn định, phát triển nghề”.
Năm 2014, qua lăn lộn, tìm hiểu, học hỏi các mô hình sản xuất hiệu quả, các tài liệu, giải pháp khắc phục dịch bệnh để phát triển nuôi tôm bền vững, xem các video các mô hình nuôi tôm tiên tiến, tiêu biểu như “Người nuôi tôm Phú Yên thu lãi lớn nhờ E.M Trùn” của Đài Truyền hình Việt Nam VTC 16, “Kỹ sư Huỳnh Văn Vũ – Chương trình Phát triển nuôi tôm bền vững” của Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Phú Yên, “Kỹ thuật nuôi tôm theo công nghệ Biofloc thay thế công nghệ nuôi truyền thống” của Đài Phát thanh & Truyền hình Phú Yên. Nhận thấy Công nghệ Biofloc là giải pháp mới rất khoa học, giải quyết được các khó khăn hiện nay của nghề nuôi tôm, anh mạnh dạn ứng dụng, kiên trì đeo đuổi đến nay, không ngờ hiệu quả mang lại ngoài mong đợi.
Anh tổ chức nuôi tôm Chân trắng trên hệ thống ao nuôi của mình theo Giải pháp “Ứng dụng E.M Trùn vào nuôi tôm theo công nghệ Biofloc thay thế công nghệ nuôi truyền thống” (Giải II Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần VII (2016 – 2017)), quy trình nuôi không quá phức
tạp, chi phí sản xuất không cao, thậm chí thấp so với nuôi theo công nghệ truyền thống. Sau khi cải tạo ao nuôi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đánh vôi Dolomite 10 – 20 kg/1.000 m3, kiểm tra độ kiềm >= 100, pH >= 7,5, gây màu nước bằng E.M Trùn, liều lượng 1,5 lít/1.000 m3, 1 đến 2 ngày sau, nước có màu nâu nhạt, bắt đầu xuống giống. Cho tôm ăn “Thức ăn + E.M Trùn” ngay từ giai đoạn giống, liều lượng 20 – 30 ml E.M Trùn/kg thức ăn, trộn áo bằng chuối xay, liều lượng 50 g/kg thức ăn (chuối đã lột vỏ). Định kỳ 7 – 10 ngày 1 lần đánh E.M Trùn, liều lượng 1 – 2 lít/1.000 m3 bổ sung vi khuẩn có lợi làm sạch đáy, làm sạch môi trường ao nuôi. Nước có màu nâu nhạt chuyển sang nâu, nâu trà, nâu trà đậm vào cuối vụ. Màu nước ổn định, nền đáy ao nuôi có màu trắng ngà sạch bưng, tôm ăn rất mạnh, phát triển tốt, không bị bệnh trong quá trình nuôi. Khi thu hoạch ao không có mùi hôi thối như trước đây, nước trong sạch có màu nâu trà ổn định, có thể tái sử dụng để nuôi cho vụ sau.
Với 6 ao nuôi, diện tích 2 ha, vụ III năm 2018 anh thả nuôi 2 triệu con giống (tôm Chân trắng). Sau 2 tháng 10 ngày nuôi, thu hoạch 40 tấn, cỡ tôm 50 con/kg, với giá bán 120.000 đồng/kg, thu vào 4 tỷ 800 triệu đồng, trừ chi phí anh còn lãi hơn 2 tỷ đồng.
Thu hoạch tôm nuôi
Nhận thấy: Giải pháp “Ứng dụng E.M Trùn vào nuôi tôm theo công nghệ Biofloc thay thế công nghệ nuôi truyền thống” có nhiều ưu điểm vượt trội: Các vi khuẩn có lợi trong E.M Trùn đưa các nguyên tố vi lượng trong con trùn (Zn, Selenium …) làm con trùn không bị bệnh vào con tôm để con tôm nếu nuôi đúng kỹ thuật cũng sẽ không bị bệnh, khí độc H2S không có, ammonia tự do (khí độc đối với thủy sản nuôi) trong nước sẽ được làm sạch, chuyển hóa thành protein trong sinh khối vi khuẩn dị dưỡng, các vi khuẩn này kết dính lại với nhau tạo thành các cụm Biofloc làm thức ăn giàu đạm cho tôm nên quá trình nuôi rất an toàn do không hoặc ít phải thay nước. Càng phát triển nuôi tôm theo công nghệ này sẽ càng làm môi trường trong sạch nên nó sẽ là giải pháp phát triển nuôi tôm hiệu quả, bền vững. Đây sẽ là quy trình nuôi ổn định của gia đình anh.
Vì công nghệ Biofloc đòi hỏi cách xử lý rất khác so với công nghệ nuôi truyền thống trước đây, anh sẵn sàng chuyển giao công nghệ này cho bà con trên chính hệ thống ao nuôi của mình để giúp nhau cùng phát triển hiệu quả, bền vững nghề nuôi tôm. Nếu bà con có nhu cầu tham quan thực tế sản xuất, xin vui lòng liên hệ: Anh Trần Thanh Dương, số điện thoại: 0978085453, 0352073635, 0949997376 ■
KS Huỳnh Văn Vũ
Cơ sở chuyển giao Khoa học & Công nghệ
ĐỒNG TÂM