QUẢNG NGÃI: NGƯỜI SINH VIÊN SAY MÊ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐỂ PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM BỀN VỮNG

Cô Trần Thị Thanh Vi – Sinh viên Trường Đại học Nông Lâm TP HCM bên ao nuôi

Cô Trần Thị Thanh Vi, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi hiện đang là sinh viên năm III, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh được biết đến là một sinh viên trẻ say mê nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển bền vững nghề nuôi tôm góp phần phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, đất nước.

Trong suốt những năm tháng ở thành phố, bên cạnh việc cố gắng học tập, tham gia tốt các phong trào của nhà trường được thầy cô bạn mến cô thường dành thời gian nghĩ về nghề nuôi tôm ở quê nhà, một nghề mà người dân luôn phải “bán mặt cho nước, bán lưng cho trời”, đem lại nguồn thu nhập to lớn, từng bước nâng cao đời sống, phát triển kinh tế gia đình, góp phần làm giàu đẹp bộ mặt các vùng nông thôn ven biển. Nhưng; những năm gần đây nghề phát triển không ổn định, tôm nuôi hay bị dịch bệnh, thua lỗ, nợ nần, nhiều người mất phương hướng sản xuất, đời sống của nhiều hộ dân rất khó khăn.

Cố gắng tìm tòi, học hỏi từ những thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, Đại học Thủy sản Nha Trang (nay là Đại học Nha Trang), các bạn bè cùng trường, hiểu được nguyên nhân cốt lõi của tình trạng này cô thấy chỉ có một cách duy nhất để phát triển bền vũng nghề nuôi tôm ở quê hương là phải thay đỗi cách nghĩ, cách làm, cách nuôi cũ, nên tổ chức nuôi theo công nghệ mới “công nghệ Biofloc”. Nghĩ là làm, cô trao đỗi quy trình nuôi cặn kẽ, thấu đáo cùng kỹ sư Huỳnh Văn Vũ – Cơ sở Chuyển giao Khoa học & Công nghệ Đồng Tâm – Phú Yên, hướng dẫn nhiều hộ dân

tổ chức nuôi tôm theo công nghệ mới “Công nghệ Biofloc kết hợp công nghệ nuôi truyền thống” đạt hiệu quả cao, ổn định, tiêu biểu có thể nói đến hộ Ông Bà Trần Văn Trung – Lê Thị Thủy, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi, vụ nuôi năm 2018 đạt kết quả như sau:

Số ao nuôi thực hiện theo công nghệ này: 01 ao.

Diện tích ao nuôi: 2.200 m2.

Đối tượng nuôi: Tôm Chân trắng.

Số lượng giống thả: 250.000 con.

Thời gian nuôi: Từ ngày 27/4/2018 đến 03/7/2018.

Sản lượng thu hoạch: 2,7 tấn.

Cỡ tôm: 65 con/kg.

Giá bán: 96.000 đồng/kg.

Tỷ lệ sống: 70%.

Hệ số chuyển đỗi thức ăn FCR = 1,1.

Hiệu quả: Lãi 120 triệu đồng.

Trong suốt thời gian phối hợp Cơ sở Chuyển giao Khoa học & Công nghệ Đồng Tâm triển khai thực hiện quy trình này, nhận thấy:

– Khi gây màu nước bằng hỗn hợp “Bột đậu nành + Mật rĩ đường + E.M Trùn” màu nước lên nhanh, tảo rất ổn định. 7 ngày sau khi tảo ổn định trong ao nuôi có rất nhiều trùn chỉ làm thức ăn tự nhiên rất tốt cho tôm trong giai đoạn đầu mới thả.  Nuôi đúng quy trình “Nuôi tôm theo công nghệ Biofloc kết hợp công nghệ nuôi truyền thống” nhận thấy các chỉ tiêu môi trường pH, Ôxy hòa tan, độ kiềm … ổn định, các khí độc NH3, NO2, H2S … không có, rất thấp, tôm phát triển tốt, khỏe mạnh, ăn nhanh hết thức ăn chóng lớn.

– Trong suốt vụ nuôi không phải thay nước do vi khuẩn dị dưỡng trong E.M Trùn chuyển hóa khí độc NH3 tăng sinh khối vi khuẩn, các vi khuẩn này kết dính lại với nhau tạo thành các cụm Biofloc trôi nỗi trong nước làm thức ăn cho tôm làm tôm nhanh lớn, khỏe mạnh, môi trường trong sạch, giàu đạm. Khi thu hoạch nền đáy ao nuôi sạch bưng không có mùi hôi thối như trước đây không làm ảnh hưởng đến môi trường chung quanh.

– Vụ nuôi gặp thời tiết bất lợi, khi xuống giống trời lại đỗ mưa bất chợt, kéo dài, tuy đã rãi vôi CaO chung quanh bờ ao, đánh vôi CaCO3, vôi Dolomite CaMg(CO3)2 để nâng pH, nâng độ kiềm, chạy nguồn khắc phục tình trạng nước bị phân tầng, tạt khoáng bổ sung các nguyên tố khoáng vi lượng, đa lượng thiết yếu cho tôm nuôi nhưng tỷ lệ sống tôm nuôi vẫn thấp, giá xuất bán tôm lại giảm nhiều so vụ nuôi trước do ảnh hưởng của giai đoạn giảm giá tôm trên thị trường thế giới nhưng nhờ nuôi theo công nghệ này tôm khỏe mạnh, hệ số chuyển đỗi thức ăn thấp, tôm lớn rất nhanh nên vẫn đạt hiệu quả cao, ổn định.

Nhìn chung; công nghệ này có tác dụng: Vừa phát triển nghề nuôi tôm hiệu quả vừa làm sạch môi trường nên có thể nói đây là một trong các giải pháp tốt nhất để phát triển bền vững nghề nuôi tôm góp phần phát triển quê hương, đất nước. Cô tâm nguyện cố gắng học thật tốt, sau này khi ra Trường sẽ xin về công tác tại quê hương Quảng Ngãi để tiếp tục nghiên cứu, giúp người dân phát triển nghề nuôi tôm hiệu quả, bền vững, bền vững cho đời này và cho cả đời sau ■

Huỳnh Văn Vũ

                                          Cơ sở Chuyển giao Khoa học & Công nghệ
ĐỒNG TÂM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *