PHÚ YÊN: HIỆU QUẢ CỦA NHÂN RỘNG MÔ HÌNH NUÔI TÔM THEO CÔNG NGHỆ MỚI

 

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều mặt hàng phục vụ nuôi trồng thủy sản, ví dụ: Men tiêu hóa, vitamin … Những mặt hàng này chỉ giải quyết một vấn đề riêng biệt, nếu các vấn đề khác trong ao nuôi không tốt, nó sẽ không có tác dụng nên người nuôi tôm phải dùng cùng lúc rất nhiều loại sản phẩm, chi phí sản xuất tăng cao, gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất, ví dụ: Khi cho tôm ăn “Thức ăn + Men tiêu hóa” nhưng nếu tảo không ổn định, đáy ao nuôi không sạch … thì tôm không thể ăn mạnh được, tốn kém, không hiệu quả. 

Để góp phần giảm bớt chi phí, giảm bớt những khó khăn đang đè nặng trên đôi vai người dân, nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, phát triển ổn định nghề nuôi tôm, góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà, trong các năm qua Công ty TNHH CANAVET đã phối hợp Cơ sở Chuyển giao Khoa học & Công nghệ ĐỒNG TÂM đầu tư nhân rộng mô hình nuôi tôm sạch bằng “Giống sạch Công ty TNHH CANAVET + Chế phẩm Sinh học E.M TRÙN” đạt hiệu quả cao, bền vững.

Chế phẩm sinh học E.M TRÙN là sản phẩm được điều chế từ E.Mcon trùn theo một công nghệ đặc biệt, tỷ lệ C/N tối ưu tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn dị dưỡng sinh sản, phát triển.

Thức ăn ban đầu cho vi khuẩn quang hợp trong E.M TRÙN là đạm của con trùn, vi khuẩn quang hợp xúc tác cho quá trình tổng hợp CO2, H2O tạo thành đường Glucose C6H12O6 làm thức ăn cho nó, cho các vi khuẩn có lợi trong E.M TRÙN sinh sôi, phát triển, sống cộng sinh với nhau để cùng phân hủy khí độc, mùn bã hữu cơ làm sạch môi trường, bảo vệ tôm nuôi. Phản ứng xảy ra như sau:

        6 CO2 + 6 H2O                   C6H12O6  +  6 O2

                                                                     

                                            đường Glucose làm thức ăn cho vi khuẩn

Vi khuẩn có lợi trong E.M TRÙN sinh sản  theo phương pháp nhân đôi,  cứ 1 sinh thành 2,  2 sinh thành 4,  4 sinh thành 8… Cứ như vậy vi khuẩn sinh sản, phát triển lên, ngăn chặn không cho vi khuẩn có hại xâm nhập vào môi trường ao nuôi gây bệnh tôm. Giả định trong điều kiện tối ưu, thời gian sinh sản của vi khuẩn là 20 phút, chỉ cần lúc đầu có 1 vi khuẩn có lợi thì sau 7 giờ sẽ phát triển thành 2.097.152 vi khuẩn để bảo vệ môi trường ao nuôi.

THUYẾT MINH

          Số vi khuẩn sinh sản được tính toán theo công thúc sau: Nn = N0 x (2m) n

Trong đó: 

– Nn : Số vi khuẩn có tại giờ thứ n.   

– N0 : Số vi khuẩn ban đầu.

– T   : Giả định thời gian vi khuẩn sinh sản một lần = 20 phút.

– m  : Số lần vi khuẩn sinh sản trong 1 đơn vị thời gian (1 giờ).

– n   : Lượng thời gian (Số giờ) vi khuẩn sinh sản.

– Giả định số vi khuẩn lúc đầu tiên là 1 con. Trong 1 giờ đầu số vi khuẩn là: 

+ 20 phút đầu: 1 x 2 = 2.

+ 20 phút thứ hai (phút thứ 40): (1 x 2) x 2 = 4 

                                                   1 x 22 = 4

+ 20 phút thứ ba (phút thứ 60): (1 x 22) x 2 = 1 x 23

                                                                     =  1 x 2(3)1

                                                                     =  8.

– Trong giờ thứ 2 số vi khuẩn là: 

+ 20 phút đầu:                        (1 x 23*1) x 2 = 16

+ phút thứ 40:                 [(1 x 23*1) x 2] x 2= 32

+ phút thứ 60:          {[(1 x 23) x 2] x 2 x 2}= 64 

                                                 (1 x 23) x 23 = 1 x (23)2

                                                                                = 1 x 26

                                                                                = 64.

          – Tương tự, trong giờ thứ 3 số vi khuẩn là: 

                                                 (1 x 26) x 2 x 2 x 2 = 1 x  23 x 23 x 23

                                                                  1 x (23)3 = 1 x 29

                                                                                = 512.

  – Trong giờ thứ 4 số vi khuẩn là: 

                                                 (1 x 29) x 2 x 2 x 2 = 1 x  23 x 23 x 23 x 23                                                                            

       = (23)4

                                                                     = 212

                                                                     = 4.096.

– Trong giờ thứ 5 số vi khuẩn là: 1 x (23)5 = 1 x 215

                                                                     = 32.768.

– Trong giờ thứ 6 số vi khuẩn là:  1 x (23)6 = 1 x 218

                                                                        = 262.144.

– Trong giờ thứ 7 số vi khuẩn là:  1 x (23)7 = 221

                                                                        = 2.097.152.

 

Quy trình ỨNG DỤNG E.M TRÙN VÀO NUÔI TÔM THEO CÔNG NGHỆ BIOFLOC thực hiện theo các bước sau:

  1. Gây cụm sinh học Biofloc:

Sau khi cải tạo ao nuôi, lấy nước, diệt tạp, diệt khuẩn, buổi sáng (8 –  10 giờ) đánh vôi Dolomite [CaMg(CO3)2], liều lượng 10 – 20 kg/1.000 m3 (nếu dùng vôi Calci [CaCO3], đánh 20 – 40 kg/1.000 m3), đánh từ từ, sau đó kiểm tra pH ≥ 7,5, độ kiềm ≥ 100 (đối với tôm Chân trắng), [độ kiềm ≥ 80 (đối với tôm Sú)], đánh E.M TRÙN, liều lượng 1,5 – 2 lít/1.000 m3, chạy nguồn gây cụm sinh học Biofloc, một ngày sau nước lên màu nhạt, xuống giống. 

Xuống giống:

Giống sạch được Công ty vận chuyển bằng xe lạnh về đến ao nuôi, chuyển các bao tôm xuống, ngâm trong ao để cân bằng nhiệt độ (nước trong bao với nước trong ao nuôi), đối với tôm Chân trắng thời gian ngâm ngắn hơn so với tôm Sú (khoảng 5 – 10 phút) rồi mở bao để tôm giống bơi ra từ từ, không để lâu vì khi hết lạnh tôm sẽ cắn nhau dẫn đến hao hụt. Thả tôm vào sáng sớm hay chiều mát, tránh nhiệt độ quá cao gây sốc tôm. 

–  Mật độ thả: Tùy điều kiện ao nuôi, thiết bị, trình độ kỹ thuật, hình thức nuôi, đối với phương thức nuôi nhiều giai đoạn, mật độ thả lên đến 1.000 – 3.000 con/m2.

  1. Kích thích Biofloc phát  triển: 

Cho tôm ăn: “Thức ăn + E.M TRÙN” từ giai đoạn giống đến khi thu hoạch, liều lượng: 1 chai E.M TRÙN dung tích 500 ml cho 20 – 30 kg thức ăn, trộn áo bằng chuối xay, liều lượng 50 g/kg thức ăn (chuối đã lột vỏ), chạy nguồn, cho ăn vào các cử ăn trong ngày kích thích Biofloc phát triển.

  1. Duy trì Biofloc phát triển: 

Định kỳ 7 – 10 ngày một lần  đánh E.M TRÙN vào  ao nuôi,  liều lượng 0,5 – 1 lít/1.000 m3, bổ sung vi khuẩn có lợi, chạy nguồn 24/24, duy trì Biofloc phát triển, làm sạch đáy, làm sạch môi trường ao nuôi. 

Trong vụ nuôi, nguồn được chạy liên tục kể cả lúc cho tôm ăn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn dị dưỡng phát triển, chuyển hóa amonium trong ao nuôi thành sinh khối vi khuẩn, các vi khuẩn này rất giàu đạm kết dính lại với nhau tạo thành các cụm Biofloc trôi nổi trong nước vừa làm thức ăn giàu đạm cho tôm vừa làm sạch môi trường, kìm hãm, ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh tôm, giúp tôm khỏe, ăn rất mạnh, lớn rất nhanh, quá trình nuôi phát triển hiệu quả, bền vững.

Nuôi tôm bằng E.M TRÙN, nhận thấy:

Khi gây màu nước bằng E.M TRÙN, vi khuẩn dị dưỡng trong E.M TRÙN làm Biofloc (tảo + vi khuẩn) phát triển ổn định, ít phụ thuộc vào thời tiết nắng mưa thay đỗi thất thường như hiện nay. Khi cho tôm ăn E.M TRÙN, phần E.M TRÙN tan ra môi trường tiếp tục làm Biofloc ổn định, đáy sạch, môi trường ao nuôi trong sạch, màu nước đậm dần lên, các chi tiêu môi trường ao nuôi: pH, Ôxy hòa tan …  ổn định làm tôm khỏe, ăn rất mạnh, lớn rất nhanh. 

Khi cho tôm ăn E.M TRÙN, chạy nguồn, tôm bắt mồi rất nhanh, vi khuẩn Lactic trong E.M TRÙN hỗ trợ tiêu hóa làm tôm ăn rất mạnh, đưa các nguyên tố vi lượng trong con trùn làm tăng sức đề kháng cho con trùn: Zn, Se … vào con tôm làm tôm tăng sức đề kháng, khỏe mạnh, phát triển tốt. 

  Khi đánh E.M TRÙN vào ao nuôi, chạy nguồn, vi khuẩn dị dưỡng chuyển hoá NH3 tăng sinh khối vi khuẩn, các vi khuẩn này rất giàu đạm, khi chạy nguồn thường xuyên các vi khuẩn này kết dính lại với nhau tạo thành cụm sinh học Biofloc trôi nỗi trong nước vừa làm thức ăn giàu đạm cho tôm nuôi vừa làm sạch môi trường, ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh tôm. 

– Tuy nuôi với mật độ dày, lượng thức ăn sử dụng nhiều nhưng vi khuẩn dị dưỡng trong E.M TRÙN chuyển hóa hết chất độc NH3, NO2 thành N, vi khuẩn quang hợp xử lý triệt để khí độc H2S  nên đáy ao nuôi rất sạch, môi trường ao nuôi trong sạch, giàu đạm, không có chất độc NH3, NO2, H2S … (rất thấp, trong ngưỡng cho phép), vụ nuôi không cần thay nước, chỉ châm thêm nước khi cần, hạn chế, ngăn chặn được quá trình lây lan của dịch bệnh.

Các năm qua do ảnh hưởng của biến đỗi khí hậu toàn cầu, thời tiết nắng mưa thay đỗi thất thường, môi trường ô nhiễm, dịch bệnh trên tôm nuôi xảy ra trên hầu hết các vùng nuôi, vụ nuôi, đối tượng nuôi (tôm Sú, tôm Chân trắng, tôm Hùm …), dịch bệnh Covid–19 trên người xảy ra trên phạm vi toàn thế giới gây nhiều khó khăn cho bà con trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nhưng 100% các hộ thực hiện Chương trình Nhân rộng mô hình nuôi tôm sạch vẫn đạt kết quả đáng mừng, tiêu biểu có thể nói đến các hộ sau: Trong tỉnh Phú Yên có thể nói đến hộ Ông Lê Thanh Hải, xã Hòa Hiệp Nam, thị xã Đông Hòa, Ông Trần Văn Nụ, xã Hòa Tâm, thị xã Đông Hòa, Ông Nguyễn Văn Tiến, xã Hòa Tâm, thị xã Đông Hòa, Ông Nguyễn Văn Tâm, xã Hòa Tâm, thị xã Đông Hòa, Ông Huỳnh Văn Ánh, xã Hòa Tâm, thị xã Đông Hòa, Ông Trần Văn Sinh, phường 6, thành phố Tuy Hoà, Ông Nguyễn Trung San, phường 6, thành phố Tuy Hoà, Ông Đặng Văn Đua, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, Ông Nguyễn Văn Nhơn, xã An Dân, huyện Tuy An, Ông Nguyễn Ngô Quốc Đạt, xã Xuân Cảnh, thị xã Sông Cầu, Ông Nguyễn Tấn Đạt, xã Xuân Hải, thị xã Sông Cầu, Ông Lê Ngọc Phận, xã Xuân Cảnh, thị xã Sông Cầu… Các tỉnh bạn có thể nói đến hộ Ông Trần Thanh Dương, xã An Thạnh 3, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, Ông Lê Tấn Đạt, xã Bình Tri, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, Bà Phạm Thị Tuyết, xã Mỹ Chánh, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, Ông Trần Văn Trung, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Ông Võ Xuân Khương, phường Phổ Quang, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, Ông Nguyễn Văn Huynh, xã Kim Trung, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình …

 

Như vậy có thể thấy: 

– Đối với ao nuôi: E.M TRÙN làm môi trường ao nuôi trong sạch, Biofloc (tảo + vi khuẩn) ổn định, tôm khỏe, ăn rất mạnh, lớn rất nhanh, hiệu quả. 

Đối với vùng nuôi: Nếu 100% bà con trong vùng đều nuôi tôm theo công nghệ này “Giống sạch Công ty TNHH CANAVET + Chế phẩm sinh học E.M TRÙNsẽ làm môi trường toàn vùng nuôi trong sạch làm nghề nuôi tôm phát triển thuận lợi như những ngày đầu mới nuôi. 

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu công nghệ này, bà con tham khảo, vận dụng phù hợp điều kiện ao nuôi, vùng nuôi của mình. 

Kính chúc bà con phát triển nghề nghiệp bền vững, hiệu quả, hiệu quả trên ao nuôi này, trên vùng đất này, cho đời này và cho cả đời sau

 

CÔNG TY TNHH CANAVET

VP: 379 Lê Duẩn, TP Tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên.      

Khu SX: Khu phố Phú Thọ 3, phường Hòa   Hiệp Trung, thị xã Đông  Hòa, tỉnh            Phú  Yên.

Email:  [email protected]

Giám Đốc: Ông Huỳnh Xuân Phúc.

TEL: 0935565225.

CƠ SỞ CHUYỂN GIAO KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐỒNG TÂM

Địa chỉ: Thôn Đông Bình, xã Hòa An, huyện     Phú Hòa, tỉnh Phú Yên.

Web site: https://emtrun.com

Email: [email protected]

Chủ Cơ sở: Kỹ sư Huỳnh Văn Vũ.

TEL: 0388931160.

Phụ trách chuyển giao Khoa học&Công nghệ: Kỹ sư Huỳnh Xuân Bảo–Phó Giám Đốc Công ty TNHH CANAVET.

TEL: 0903531013.

 

MỘT SỐ HÌNH ẢNH NUÔI TÔM THEO CÔNG NGHỆ MỚI –

“ỨNG DỤNG E.M TRÙN VÀO NUÔI TÔM THEO CÔNG NGHỆ BIOFLOC”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *